4 giải pháp dinh dưỡng giúp phòng ngừa cao huyết áp

1. Hạn chế lượng ăn và kiểm soát cân nặng:

Béo phì, thừa cân là một trong những nhân tố gây huyết áp cao. Cùng với sự gia tăng của cân nặng, nguy cơ huyết áp cao cũng gia tăng, nhất là độ tuổi từ 20-40. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tăng cân và béo phì là dư thừa năng lượng, lượng thức ăn đưa vào cơ thể quá nhiều. Như vậy, một mặt, sẽ làm tăng thêm nhu cầu về tuần hoàn máu khiến cho huyết áp đã tăng lại càng tăng hơn, gây gánh nặng cho tim; mặt khác, mỡ trong cơ thể quá nhiều sẽ tích lại ở các cơ quan, kể cả quanh tim, làm yếu đi khả năng co bóp của tim, đồng thời còn dẫn đến xơ vữa động mạch cùng nhiều biến chứng khác. Vì vậy, phải biết tiết chế năng lượng đưa vào, không để tăng cân, cố gắng duy trì cân nặng ở mức “lý tưởng”, dựa theo công thức BMI (chỉ số khối cơ thể) như sau:

chỉ số bmi phản ảnh nguy cơ cao huyết áp

Trong đó:

cân nặng ảnh hưởng trực tiếp tới huyết áp

Vì vậy, cần lên một thực đơn lành mạnh tránh cho cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, nhất là hạn chế mỡ động vật (trừ cá). Mỡ động vật có nhiều axit béo no, làm tăng cholesterol trong máu. Còn dầu thực vật (trừ dầu dừa) có chứa nhiều các axit béo không no, có tác dụng ức chế sự hình thành cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ.

2. Hạn chế muối ăn:

Rất nhiều bệnh nhân bị huyết áp cao mức nhẹ chỉ cần hạn chế thiêu thụ lượng muối natri  là đã làm cho huyết áp xuống mức bình thường. Tùy theo bệnh tình mà chọn dùng những phương pháp chế biến muối sao cho phù hợp: ít muối hoặc thậm trí không dùng muối.

3. Tăng các chất khoáng

Bổ sung magie làm sản sinh các phản ứng giảm huyết áp

Huyết áp cao sẽ khiến cơ thể có hiện tượng tích đọng natri và thiếu kali. Vì thế, thực đơn cho người bệnh cao huyết áp cần bổ sung các thực phẩm chứa kali vì chất khoáng này có tác dụng bảo vệ tế bào cơ tim. Thức ăn nhiều kali bao gồm các loại đậu, ngô, khoai lang, khoai tây, khoai sọ, măng tây, hạnh nhân, chuối…

Bổ sung magie làm sản sinh các phản ứng giảm huyết áp, bao gồm các thực phẩm nấm hương, giá đỗ, rau dền, củ năng, rau bina.

Ngoài ra, các chất khoáng như canxi và kẽm cũng có tác dụng kháng lại hiệu ứng huyết áp cao do natri gây ra.

4. Tăng lượng protein và vitamin

Protein từ cá sẽ làm giảm tỷ lệ tăng huyết áp và kháng đột quỵ. Người bệnh nên bổ sung protein từ đậu nành và các vitamin nhóm B, C, có lợi trong việc chuyển hóa lipid, duy trì cơ cấu và chức năng trong hệ mạch máu. Ăn nhiều trái cây và rau xanh giúp bổ sung vitamin và chất xơ rất tốt. Cần tăng cường các thực phẩm này trong thực đơn cho người bệnh tim mạch.

5. Kiêng thuốc, cấm rượu, uống trà vừa phải

Rược bia, thuốc lá là nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao. Hút nhiều thuốc lá trong thời gian dài sẽ làm cho động mạch nhỏ co lại liên tục, lâu dần sẽ bị xơ hóa, làm huyết áp tăng cao hơn. Người hút thuốc lá có nguy cơ phát sinh đột quỵ cao gấp 4 lần so với người không hút thuốc.

Trong trà có chứa nhiều các nguyên tố vi lượng và vitamin, còn có chứa theophylline và flavin adenine, có tác dụng lợi tiểu và giảm huyết áp, nên uống lượng vừa phải.

Tóm lại, thực đơn cho người cao huyết áp và tim mạch cần khoa học, lành mạnh, hạn chế thực phẩm chưa muối, lipid, cholesterol thấp hết mức, tăng cường vitamin phong phú và các chất khoáng có lợi, đồng thời từ bỏ thuốc lá, bia rượu.