“Báo động đỏ” tình trạng phụ nữ mắc bệnh tim mạch

Bạn có biết…?

Theo báo cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới bệnh tim mạch đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người lớn và tập trung chủ yếu ở những nước đang phát triển, đặc biệt tỉ lệ tử vong do tim mạch ở nữ giới lại cao hơn ở nam giới. Tỉ lệ nữ giới chết do bệnh tim và đột quỵ nhiều hơn cả ung thư, bệnh lao, sốt rét và nhiễm HIV/AIDS cộng lại. Cứ mỗi phút trên thế giới lại có 16 phụ nữ tử vong do bệnh tim mạch. Tim mạch cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, mất sức lao động ở phụ nữ đang tuổi lao động, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia.

Xơ vữa động mạch (bao gồm mạch vành, mạch não và mạch máu ngoại vi) là bệnh tim mạch nguy hiểm nhất mà nguyên nhân là do rối loạn mỡ máu, huyết áp tăng, đường máu, thuốc lá, béo phì… và một số yếu tố khác như tuổi, giới tính, di truyền v.v… gây hình thành mảng vữa xơ, gây hẹp tắc lòng động mạch vành tạo nên các biến cố ở tim là cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim gọi chung là bệnh mạch vành và ở mạch não gọi là đột qụy. Ở phụ nữ còn có thêm yếu tố nguy cơ gây gia tăng bệnh tim mạch là mãn kinh và dùng thuốc ngừa thai trong khi đang hút thuốc.

 

tỷ lệ nữ giới mắc bệnh tim mạch ngày càng cao

Vì sao tỉ lệ nữ giới mắc bệnh tim mạch lại cao?

Bệnh tim mạch ở phụ nữ chưa được quan tâm bởi quan niệm bệnh mạch vành là bệnh của đàn ông và quan niệm ung thư mới là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ. Nhưng cứ mỗi hai phụ nữ thì 1 người sẽ chết vì bênh tim mạch chỉ 25 người mới có 1 người chết vì ung thư vú. Triệu chứng bệnh mạch vành cấp ở phụ nữ thường mơ hồ, gây khó khăn trong chẩn đoán, gần 40% không có triệu chứng đau ngực, hoặc những triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Mặt khác 2/3 bệnh mạch vành ở phụ nữ thường dẫn đến cái chết đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước.

Phụ nữ có nhiều áp lực trong gia đình và công việc hơn đàn ông. Phụ nữ có những stress trong đời sống hôn nhân làm nguy cơ bệnh tim mạch tăng 3 lần. Một kết quả nghiên cứu ở phụ nữ cho thấy phiền muộn lo âu là một yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến bệnh tim mạch. Ngoài ra tính cách truyền thống của phụ nữ Á đông là luôn có tính chịu đựng, đa số phụ nữ ngay cả khi lên cơn đau, vẫn thường chần chừ không đi cấp cứu sớm. Hậu quả là đến bệnh viện quá trễ. Ngày nay bệnh tim không chỉ gặp ở phụ nữ lớn tuổi mà còn gặp nhiều ở phụ nữ <50 tuổi và tử vong do nhồi máu cơ tim ở nhóm tuổi này thường gấp đôi so với nam giới.

Bạn cần phải làm gì?

Phụ nữ trên 20 tuổi nên kiểm tra cholesterol với bác sĩ. Phụ nữ trên 55 tuổi thường có mức cholesterol cao hơn nam giới. Cholesterol cao có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Để hạn chế nguy cơ tim mạch bạn cần phải giảm lượng cholesterol xấu dư thừa trong cơ thể bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và sử dụng thuốc. Nhưng các chuyên gia lại cho rằng giảm cholesterol quá nhiều bằng tân dược có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như mất trí nhớ, muộn phiền. Để không gặp phải tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài các chuyên gia khuyên bạn nên dùng Tpbvsk chiết xuất từ thảo dược, không gây độc cho gan, thận. Tpbvsk chiết xuất từ thảo dược quý như Nần nghệ, giảo cổ lam….có hiệu quả cao trong việc giảm cholesterol, làm bền và tăng tính thấm thành mạch máu, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa và cục máu đông.

Nếu bạn có tỷ lệ cholesterol cao hay có nhiều các yếu tố nguy cơ khác, bạn nên sử dụng Tpbvsk để kiểm soát. Tpbvsk giúp ngăn chặn việc sản sinh cholesterol xấu và đào thải mỡ xấu dư thừa trong cơ thể, ngăn ngừa tắc nghẽn trong các mạch máu và đau tim. Sử dụng Tpsk còn đem lại hiệu quả trong việc bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim. Tpbvsk còn có tiềm năng trong việc ngăn ngừa các bệnh khác như tiểu đường, sưng đau các khớp.

hamomax ngăn ngừa bệnh tim mạch
Sản phẩm không phải là thuốc , không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Phụ nữ cần phải kiểm tra sức khỏe định kì để biết chỉ số đường máu, mỡ máu, trị số huyết áp và vòng eo của mình. Cần phải phát hiện sớm tất cả các yêu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch ở phụ nữ ngay khi chưa có biểu hiện cụ thể để có can thiệp sớm nhất. Khi đã phát hiện có bệnh tim mạch rồi thì cần tích cực hơn bằng cách không hút thuốc, vận động gắng sức ít nhất 30 phút ngày, giữ huyết áp tối đa của mình dưới 140mmHg, mức cholesterol máu toàn phần dưới 5mmol/l, 3 là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) dưới 3 mmol/l và không để tăng đường huyết, không thừa cân.